Đặc Sản PHÚ QUỐC: 2012-02-12

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Khát Vọng Phú Quốc

Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích 567km2, không chỉ nổi tiếng với những đặc sản ngọc trai, hồ tiêu, nước mắm mà đang cuốn hút du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú.
Rời Rạch Giá, con tàu cánh ngầm của Công ty Vận tải đường thuỷ Kiên Giang rẽ nước ra khơi. Trăm năm mươi cây số lênh đênh trên sóng, một số hành khách đã chếnh choáng say. Riêng tôi, cái thú được khám phá hòn đảo lớn nhất Việt Nam cho tăng thêm sức khoẻ. Lên boong, nhìn ra biển cả mênh mông mà càng thấm thía công lao mở mang, giữ gìn bờ cõi của ông cha. Hai tiếng rưỡi đồng hồ tàu cập cảng Phú Quốc, đảo ngọc với bao cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú đã hiển hiện trước mắt.

Phú Quốc có giữ được nét riêng?

1. Nhìn ra thế giới, khi nói đến tượng Nữ thần tự do là người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ, nhắc đến nhà hát Opera Sydney là biết nước Úc, còn nói đến nước Pháp sẽ là tháp Eiffel,…
Phú Quốc có giữ được nét riêng?
Còn trong nước, khi nhắc đến Hà Nội là nhớ ngay hồ Gươm, nhắc đến Huế là nghĩ về cầu Tràng Tiền, còn Đà Nẵng sẽ là biểu tượng cầu sông Hàn. Đó là những hình ảnh khó thay thế trong lòng du khách mỗi khi đặt chân đến các nơi này.

Người Mỹ 'quên sầu' ở Phú Quốc

Những giây phút ngọt ngào và trải nghiệm đầy thú vị của một gia đình người Mỹ tại Phú Quốc đã được ghi lại bởi Bella English trên trang Boston.com. Kết thúc chuyến đi, bà đã phải thốt lên rằng "hòn đảo này thật tuyệt vời."


Đảo Phú Quốc nhìn từ trên cao
Tại bãi biển Phú Quốc, chàng trai trẻ đang chặt một quả dừa xanh từ buồng dừa, cắt một góc, cho thêm một ly rượu rum, cắm ống hút và đưa cho tôi. Đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức món rượu rum kiểu này. Hoàng hôn nhuộm hồng bầu trời và từng đợt sóng nhẹ nhàng xô bờ. “Cuộc sống không còn lúc nào tuyệt hơn giây phút này”, tôi nói với chồng và con gái.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Hoạt Động - Giải Trí PHÚ QUỐC: Lặn Ngắm San Hô

Hệ thống sinh thái biển đa dạng thuộc quần đảo An Thới ở phía Nam hay hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi và hòn Thầy Bói phía Bắc đảo Phú Quốc là những nơi lý tưởng để du khách khám phá thế giới đại dương, đặc biệt hơn cả là các dải san hô nơi dây được xếp vào bậc nhất Việt Nam về mức độ phong phú với 17 loại cứng, mềm và hải qùy khác nhau.

Hoạt Động - Giải Trí PHÚ QUỐC: Đi Câu Cá Khám Phá Đảo Hoang

Câu cá là một thú tiêu khiển đặc biệt thú vị. Thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ định vị các rạn đá là nơi tập trung nhiều cá để qúy khách có thể câu được những cá mú, cá tràm, cá lù, cá đổng… Chiến lợi phẩm là cá câu đươc sẽ được phục vụ ngay trên tàu. Đây còn là dịp để trải nghiệm cuộc sống cần mẫn của các ngư phủ nơi hải đảo xa xôi.
Không chỉ dừng lại ở đó, đối với những ai yêu thích không gian thanh bình êm ả thì thời gian rong ruổi ngoài khơi chắc chắn sẽ là những giây phát đáng nhớ cho một chuyến đi đầy kỳ thú.

Hoạt Động - Giải Trí PHÚ QUỐC: Câu Mực Đêm

Du khách hào hứng câu mực
Khi màn đêm buông xuống, toàn đảo Phú Quốc trở nên tĩng lặng nhưng ở phía xa ngoài khơi cuộc sống của các ngư phủ vẫn hối hả với các ngọn đèn lung linh như một thành phố náo nhiệt.Đó chính là lúc để trải nghiệm những giây phút vừa thư giãn vừa thú vị cùng thủy thủ đoàn với hoạt động câu mực đêm.

Hoạt Động - Giải Trí PHÚ QUỐC: Khám Phá Rừng Nguyên Sinh

Nếu bạn là người ưa thích mạo hiểm thì đây chính là chọn lựa dành cho bạn.
Khu bảo tồn sinh thái suối Đá Ngọn nằm dưới hạ nguồn các con suối bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh, là nơi lý tưởng cho hoạt động dã ngoại, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh và tắm suối.
Không chỉ được đắm mình trong làn nước trong mát, bạn còn có dịp được tận hưởng cảm giác sảng khoái với hồ Jaccuzzi thiên nhiên độc nhất vô nhị của nơi này
Khám phá Bắc đảo hoang sơ

Hoạt Động - Giải Trí PHÚ QUỐC: Hành Trình Về Chốn Hoang Sơ

Đảo Phú Quốc rộng chưa đầy 600 km2, nhưng đến đây, bạn có thể lên rừng, xuống biển, trèo đèo, lội suối hay chu du nơi đồng bằng trù phú. Hãy bắt đầu từ cuộc hành trình vào khu rừng nguyên sinh nhiệt đới duy nhất ở Nam Bộ.
Khoảng 1.000 loại thực vật tầng tầng, lớp lớp đan xen làm cho ánh nắng chói chang miền nhiệt đới không thể nào len qua được. Theo tour cắm trại trong rừng Công ty Du lịch Sài Gòn – Phú Quốc, bạn hạ trại bên bờ suối Kỳ Đà. Suối róc rách, rừng âm u, ngọn lửa trại bập bùng trong đêm hoang vắng khiến ai nấy cảm giác như đi lạc giữa “Đảo giấu vàng”. Phú Quốc có 99 ngọn núi, cao nhất là dãy Hàm Ninh cao 605 m. Đây là tiềm năng cho du lịch mạo hiểm Việt Nam. Bạn hãy tìm đến núi “Cô Chín” ở nam đảo để thử xem mình có thể trở thành nhà leo núi thứ thiệt hay không. Theo đường núi quanh co lên đến đỉnh, toàn cảnh quần đảo An Thới hiện ra như bức tranh thủy mặc sống động. Lên đến đây, bạn sẽ càng hiểu tại sao nhiều người bỏ chốn phồn vinh đến ở ẩn miền hương sơn.
Để tìm kiếm sự tĩnh lặng, du khách có thể thuê các lán trọ ở phía tây bắc đảo, sang trọng hơn thì tìm đến nhà nghỉ Thắng Lợi. Nguồn sáng duy nhất ở đây khi đêm về là những ngọn đèn dầu leo lắt.
Trái với sự huyền bí của núi rừng, biển Phú Quốc lại mạnh mẽ. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng biển này những bờ cát nơi thì vàng rực rỡ, nơi thì trắng lóa. Bãi Sao là một thiên đường nhỏ ít người biết đến. Đường đất ngoằn nghèo xuyên qua khu vườn um tùm và những ngôi nhà nhỏ sẽ dẫn bạn tới bãi này, nơi cát trắng như tấm thảm dát kim cương dưới ánh nắng mặt trời. Mặt nước xanh biếc và phẳng lặng như miếng ngọc bích khổng lồ. Sâu dưới đại dương là rừng san hô muôn sắc, được ví như cô gái ở tuổi trăng rằm. Bạn có thể lặn xuống để khám phá thế giới ngầm của hòn đảo đáng yêu này.
Chuyến đi không phiêu lưu, mạo hiểm nhưng đem lại cho du khách luồng sinh khí mới, trở thành kỷ niệm đáng nhớ về hòn đảo hoang sơ mà trù phú giữa biển khơi.
Theo vnexpress.vn

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Biên Hải Quán

Hình minh họa
Trong danh sách quán ăn ở Phú Quốc thì không ai lại không nhắc đến nhà hàng Biên Hải Quán. Phục vụ khá nhiều món hải sản tươi sống, nếu bạn có ghé ngang qua đảo Phú Quốc thì bạn hãy thử những món chế biến tại chỗ như mực - cá mú đỏ & những món đặc sản Phú Quốc. Vào cái quán rộng, mái tôn thấp nhưng không nóng bởi gió biển lồng lộng, có tên Biên Hải Quán, chủ quán tự giới thiệu tên là Út Trà Đá.
Địa chỉ: Gành Dầu – Phú Quốc, Xã Gành Dầu, Phú Quốc

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Anh Vũ

Hình minh họa
Nhà hàng Anh Vũ có không gian rộng, có khu vực sân thượng thoáng mát. Chuyên phục vụ các món ăn đặc sản Phú Quốc rất đặc biệt bởi đội ngũ đầu bếp nhiều kinh nghiệm
Nhà hàng còn có phục vụ điểm tâm sáng với thực đơn khá hấp dẫn như: hủ tiếu tôm mực, bánh canh hải sản…
Không gian rộng rãi, món ăn ngon, đem lại cho bạn những phút giây thật sự thoải mái.
Địa chỉ:    77 Nguyễn Trung Trực, Khu phố 4, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Hương Biển

Hình minh họa
Hương Biển là nhà hàng đã có khá lâu và cũng khá nổi tiếng ở Phú Quốc.
Do nhà hàng nằm gần biển nên phong cảnh nơi đây rất đẹp, lãng mạn và trữ tình.
Đến với Hương Biển bạn sẽ được thưởng thức những món được chế biến từ hải sản tươi sống khá hấp dẫn.
Địa chỉ:Khu phố 2, Thị Trấn Dương Đông, Huyện Phú Quốc, Kiên Giang

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Xuân Thạnh

Hình minh họa
Nhà hàng Xuân Thạnh nằm ở sát bờ biển nên thực khách có thể vừa thưởng thức món ăn vừa ngắm cảnh biển.
Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản miền biển, nên món ăn ở đây rất đa dạng và phong phú.
Các món ăn ngon của nhà hàng: ốc, cua, ghẹ, tôm, cá chình,…
Nhà hàng còn phục vụ điểm tâm sáng
Địa chỉ:20 Trần Hầu, P. Đông Hồ, TX. Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang.

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Quán Lê Giang

Hình minh họa
Quán Lê Giang được thiết kế theo kiểu giản dị nhưng thoáng mát.
Quán có bán điểm ăn sáng với món hủ tiếu tôm mực, bánh canh ghẹ. Vào buổi trưa thì quán có phục vụ cơm với nhiều món hấp dẫn.
Phong cách phục vụ khá tốt.
Địa chỉ:289 Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Vườn Táo

Món ăn tại Vườn Táo
Từ thị trấn Dương Đông, rời sân bay Phú Quốc bạn đi dọc bờ biển theo hướng nam (đường đi Dương Tơ) khoảng 5,5km thì đến Vườn Táo. Hoặc nếu bạn đến bằng đường thuỷ thì từ cảng An Thới bạn đi lên hướng Bắc, rẽ trái sang hướng đi Dương Tơ khoảng 25km (tính từ An Thới).
Hiện nay rất nhiều hãng lữ hành khắp nước đã đưa Vườn Táo vào chương trình tham quan Phú Quốc. Nhờ vị trí thuận tiện (bên bờ biển, gần thị trấn và không quá xa các điểm tham quan khắp đảo, nên Vườn Táo được chọn làm nơi dừng chân ăn uống cho du khách.
Ẩm thực là dịch vụ chính của Vườn Táo kể từ ngày chúng tôi được du khách đầu tiên ghé chân.
Cũng như mọi vùng biển khác, hải sản là nguyên liệu chính cho hầu hết các món ăn của dân xứ đảo. Tuy nhiên chúng tôi được thiên nhiên ban tặng những sản vật có hương vị riêng chỉ có tại đảo, ngay cả con cá cơm thông thường tại đây lại có một mùi hương riêng để tạo nên danh tiếng của nước mắm Phú Quốc.
Bên cạnh những món ăn có mặt khắp đảo, Vườn Táo giới thiệu một thực đơn mang hương vị chỉ có tại vườn, đây chính là sự lựa chọn của biết bao đoàn khách sau nhiều năm phục vụ mà chúng tôi được hân hạnh đón tiếp.
Địa chỉ: Ấp Cửa Lấp – Xã Dương Tơ – Phú Quốc – Kiên Giang

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Việt Xưa

Nhà Hàng Việt Xưa
Nhà hàng Việt Xưa có khung cảnh đẹp, không gian khá rộng và cách thiết kế theo lối cổ kính, đúng như tên gọi và nhân viên phục vụ được huấn luyện kỹ, lại rất tận tình.
Bên cạnh các món ăn truyền thống á âu, các món ăn Việt và hải sản của đảo Phú Quốc, nhà hàng Việt Xưa còn có những món ăn đặc trưng, ngon như tôm hấp nước dừa, Gỏi xoài xanh hải sản, mực chiên giòn xốc trứng muối, gỏi cá trích (đặc sản của Phú Quốc), …
Địa chỉ: Hùng Vương – Dương Đông – Phú Quốc

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Gió Biển

Hình minh họa
Nhà hàng Gió Biển là một nhà hàng & resort tại Gành Dầu, Phú Quốc, nằm ngay trên bãi biển hướng sang Campuchia, là nơi dừng chân cho hành trình khám phá Bắc đảo Phú Quốc đối với hầu hết khách du lịch trong & ngoài nước
Nhà hàng Gió Biển chuyên phục vụ các món ăn hải sản truyền thống tại đảo Phú Quốc. Nhà hàng cũng là nơi tham quan du lịch với bãi cát trắng tuyệt đẹp và hoang sơ của Bắc đảo.
(Món ăn đặc trưng của nhà hàng Gió Biển)
Địa chỉ: Bãi Mũi Dương – Chuồng Vích – Gành Dầu, Phú Quốc

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Sao Beach Club

Sao Beach Club
Nhà hàng Sao Beach Club mặc dầu là nhà hàng mới khai trương tại Bãi Sao nhưng với quy mô và định hình dịch vụ chuyên nghiệp, đã khẳng định là một điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến Phú Quốc. Nhà hàng với đội ngũ nhân viên bếp và phục vụ lên đến 50 người, hứa hẹn là một dịch hoàn hảo nhất so với các nhà hàng hiện có tại bãi Sao và cũng có thể nói so với toàn đảo Phú Quốc.
Nhà hàng phục vụ các món alacart Á – Âu và xuất ăn du lịch từ 80.000 Đ/khách – 350.000 Đ/khách tùy yêu cầu khác nhau từ bữa ăn căn bản đến tiệc buffet thịnh soạn. Nhà hàng còn là một điểm đến vui chơi với các hoạt động thể thao trên biển như kéo dù, lướt ván, ca nô, jet ski và dịch vụ bãi biển.
ĐC: Sao Beach Club – Ấp 4, Bãi Sao, An Thới, Phú Quốc

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Carole Cafe

Nhà hàng Carole
Nhà hàng Carole có một không gian sân vườn thật rộng lớn, được trang trí kiểu nhà mái tranh lớn, thực đơn với nhiều món ăn phong phú, bạn có thể chọn lựa cho mình một kiểu cocktail thật hợp lý. Tại đây, có một đội ngũ phục vụ thật chuyên nghiệp. Hãy thử món cocktails của chúng tôi, đặc biệt với Mojitos
Địa chỉ: Kp1, 88 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Dương Đông, Phú Quốc

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Ái Xiêm

Nhà hàng Ái Xiêm
Khi đến với Nhà hàng Ái Xiêm bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc sản vùng biển. Bao gồm những món ăn hải sản tươi sống thơm ngon được chế biến mới lạ, cùng với đội ngũ nhân viên thân thiện.
Ngoài ra, bạn có thể nhìn ngắm nước biển trong xanh, tinh sạch, không khí trong lành, là nơi lý tưởng cho bất cứ du khách nào muốn hòa mình với thiên nhiên. Bạn vừa đung đưa chiếc võng vừa đọc sách, vừa thưởng thức hải sản trong ngọn gió mát lạnh của biển khơi thổi vào.
Địa chỉ: Bãi Sao An Thới, Thị Trấn An Thới, Phú Quốc

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Trùng Dương

Nhà hàng Trùng Dương
Nhà hàng Trùng Dương tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. Nhà hàng có không gian thóang mát và không gian riêng biệt cho từng nhóm khách, phục vụ chuyên nghiệp với nhiều món ăn ngon. Thực khách đến đây sẻ cảm thấy thoải mái với sự phục vụ tận tình của nhân viên nhà hàng
Địa chỉ: Khu phố 1 đường 30 tháng 4, TT Dương Đông, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiêng Giang

Quán Ăn - Nhà Hàng PHÚ QUỐC: Nhà Hàng Zen

Nhà hàng ZEN
Nhà hàng thiết kế rất đẹp, hài hòa, khi buổi trưa thật mát mẻ với nước suối nhân tạo và cây xanh tinh tế trong khi lại rất sang trọng với ánh đèn vàng nhạt hòa cùng màu sắc thân thiện của bàn ghế gỗ.
Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, kể cả cách phục vụ rượu vang. Dụng cụ ăn vệ sinh. Có bể cá nhằm đáp ứng nhu cầu ăn cá tươi.
Thực đơn chủ đạo là các món hải sản với 2 lựa chọn :
+ Gọi theo dĩa với các món :gỏi hải sản, cơm hải sản…giá khá rẻ 35-45/dĩa.
+ Gọi theo phần hoặc con : cá mú, cá mập, cá bớp, tôm, cua ghẹ, …
Ngoài các resort ra thì có thể nói nhà hàng ZEN là nhất tại Dương Đông tính về độ sang trọng cũng như chất lượng phục vụ. Không dừng ở đó, hiện tại ông “chủ” nhà hàng ZEN đang mời nghệ nhân từ SG xuống để tạo hình thác nhân tạo quy mô lớn dựa theo vách núi tự nhiên phía sau cách bếp của nhà hànghiện tại là 30m, nghĩa là sẽ có một quy mô hơn, chiều sâu hơn khi ông “chủ” muốn rằng khách ngồi ăn sẽ nghe được tiếng nước chảy do suối “nửa nhân tạo” này, đây quả là một bức tranh sơn thủy thực sự của làng ẩm thực Phú Quốc
Địa chỉ: đường 30/4 thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Rượu Sim

Trái Sim nguyên liệu làm rượu Sim PHÚ QUỐC
Nét đặc biệt của cư dân Phú Quốc là khi ăn gỏi cá trích phải uống chút rượu sim, bởi cá trích có rất nhiều đạm và còn tươi sống, khi ăn gỏi cá dùng chút ít chất men để tốt cho tiêu hóa, đồng thời tạo nên sự hưng phấn, êm ấm bên gia đình sau những ngày ra khơi. Quây quần bên mâm bàn còn là dịp để cho các ngư dân hàn huyên tâm sự, trao đổi kinh nghiệm với nhau về việc đánh bắt hải sản và bàn tính chuyện ra khơi sắp tới.
Có thể nói, gỏi cá trích và rượu sim đã quyện chặt với nhau trong các bữa ăn gia đình trên đảo Phú Quốc mà khó có món ăn nào sánh được. Hơn nữa, sim thì có rất nhiều trong các cánh rừng của đảo Phú Quốc và cư dân ở đây cũng tự biết cách chế biến những quả sim chín này thành một thứ nước uống có hương vị rất đặc trưng, gần giống với rượu nho.
Từ món ăn dân dã của các ngư dân làng chài Phú Quốc, gỏi cá trích đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách. Không những thế, gỏi cá trích hiện đang chiếm lĩnh trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng sang trọng ở Phú Quốc. Sự lên ngôi của gỏi cá trích đã góp phần nâng cao nét đẹp vốn có của Phú Quốc trong cái nhìn của du khách. Điều này giúp cho Phú Quốc mở rộng vòng tay đón chào thực khách, bởi gỏi cá trích và rượu sim đi cùng với nước mắm danh tiếng của Phú Quốc sẽ tạo nên một thương hiệu khó quên mỗi khi đến thăm Phú Quốc – một hòn đảo ngọc của đất nước Việt Nam.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Gỏi Cá Trích

Gỏi Cá Trích
Trong sự phong phú về nguồn thực phẩm của biển và sự độc đáo của cách chế biến, từ lâu, gỏi cá trích đã trở thành là món ăn mang đậm hương vị của vùng biển đảo Phú Quốc được nhiều người ưa thích, bởi nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Món ăn dân dã này còn được xem là món ăn đặc sản của Phú Quốc, được nhiều thực khách biết đến. Điều này đã góp phần làm phong phú nét đẹp văn hóa ẩm thực biển đảo Phú Quốc.
Cá trích có rất nhiều ở vùng biển Phú Quốc và ngư dân có thể khai thác quanh năm. Vì thế, việc lựa chọn những con cá mới đánh bắt được còn tươi để làm gỏi là không mấy khó khăn. Đây cũng là lợi thế của biển đảo Phú Quốc và cũng là điều kiện thuận lợi để cho cư dân ở đây nghĩ ra cách chế biến gỏi cá trích.
Cá trích mang về cạo sạch vảy rồi rửa thật sạch, sau đó thái mỏng ra từng miếng một. Kế đến vắt lấy nước cốt chanh, ớt thái mỏng thành sợi, củ hành tây thái nhỏ rồi trộn đều lên cá trích đã thái sẵn. Bánh tráng, rau sống, dừa khô là những thứ không thể thiếu trong món ăn dân dã này. Rau thì luôn có trong các cánh rừng nguyên sinh của đảo, dừa thì được cư dân trồng rất nhiều, còn bánh tráng thì phải là bánh tráng do chính người dân Phú Quốc tự làm lấy vì bánh tráng ở đây có hương vị riêng biệt so với những nơi khác, vừa dày vừa dẻo lại vừa to. Do vậy, khi cuốn với gỏi cá trích, bánh tráng không bị bể và ăn rất ngon miệng. Đây cũng là nét đặc trưng của nghề làm bánh tráng ở Phú Quốc.
Nước chấm gỏi cá trích cũng rất đặc biệt, nó được làm từ ớt, tỏi và đậu phộng rang. Tất cả những thứ này được đâm nhuyễn rồi trộn lại với nhau , pha thêm nước mắm chính hiệu Phú Quốc sẽ tạo ra một hương vị vừa cay nồng, thơm lừng và khó quên khi chấm với gỏi cá trích. Do vậy, dân gian có câu:
“Nước mắm ngon đem dầm con cá trích
Anh có vợ rồi đứng xích cho xa”

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Chả Cua

Chả Cua
Trước đây, không phải người nội trợ nào khi xách giỏ ra chợ cũng dám chọn cho gia đình mình món cua trong bữa ăn hằng ngày, mỗi khi nhắc đến món cua, người ta đều e ngại trước hết về giá cả. Còn trong các nhà hàng sang trọng thì dù giá cả như thế nào, cũng không thể thiếu được món cua trong thực đơn, vì cua là đặc sản và món cua cũng là một món ngon được nhiều người chọn để mời khách quý.
Nhưng thời gian gần đây, khi Cà Mau chuyển dịch sang nuôi tôm, những vuông tôm chiếm diện tích ngày càng lớn thì cua cũng nhiều hơn. Có nơi người ta đào vuông nhưng không thả tôm, mà chủ yếu để nuôi cua, ven bờ những vuông nuôi cua phải được rào, bao kỹ. Người ta câu cua bằng một cách vất vả hơn câu cá rất nhiều, nhưng nếu người nào giỏi thì một ngày câu cua thu lợi gấp mấy lần câu cá. Người ta làm một dụng cụ gần giống với cái vó, nhưng nhỏ thôi, có lưới, thường những xuồng câu cua chuyên nghiệp hay đóng sạp cao, khoang xuồng lúc này giống như cái thùng dùng làm chỗ chứa cua, có nắp mở lên đóng lại, dụng cụ câu cua có dây kéo, mồi câu thường là con lịch hoặc con đẻn. Đó là những xuồng câu trên sông, còn ở trong vuông tôm, người ta câu cua thường xuyên vì sợ cua ăn hết tôm, dụng cụ câu cua phải có cần để dễ dàng hạ xuống cất lên. Ở những vuông lớn, đi dọc theo bờ, thả câu hết một lượt, quay lại thăm là vừa lúc. Khi cua bắt mùi được mồi, say mồi thì người câu chỉ việc cất vó lên, bắt cua trói lại. Trói cua là cả một nghệ thuật, nếu bạn không khéo, sẽ bị cua kẹp ngay. Năm nay cua bày bán ở các chợ ở Cà Mau rất nhiều, chất lượng cua gạch cũng khá cao, gạch vừa nhiều thịt lại chắc, mà giá cả được nhiều người chấp nhận, một kilôgam cua có giá dao động từ 45.000 đồng cho tới 60.000 đồng. Ngay đúng vào con nước thì cua càng nhiều, càng ngon và dĩ nhiên càng rẻ hơn. Ở các nhà hàng cũng như trong các bữa tiệc thông thường thì cua chế biến ra rất nhiều món: súp cua, cua rang me, cua rang muối, chả cua… đơn giản nhất là cua luộc.
Cách làm món chả cua khá công phu: đầu tiên phải rửa sạch cua, đem luộc, khi cua chín gỡ thịt cua trộn với thịt bằm, trứng, gia vị, bún tàu, phi ít tỏi cho thật thơm trộn chung rồi bỏ vào xửng hấp chín, để lên mặt vài cọng ngò, có thêm chén muối tiêu chanh bên cạnh là món ăn của bạn hoàn tất rồi đó. Nếu cầu kỳ hơn bạn có thể nướng xửng chả trên lửa than độ vài phút, món chả của bạn sẽ thơm hơn. Còn muốn cho món ăn thêm phần hấp dẫn thì bỏ phần chả đã trộn sẵn vào từng cái mai cua rồi cũng đem hấp chín hoặc cầm từng cái mai cua có sẵn chả đó đem chiên trong chảo mỡ nóng cũng rất ngon. Là cư dân trên vùng đất có ba mặt giáp biển, chờ đúng con nước, cua nhiều, chắc thịt, bạn hãy trổ tài chế biến thử món chả cua này nhé.

Ẫm Thực PHÚ QUỐC: Nấm Tràm

Nấm Tràm ở PHÚ QUỐC
Loại nấm này có nhiều ở Phú Quốc  và có thể làm món gà luộc xúp nấm hoặc chọn cá rựa, cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm thì phải biết… ngon tuyệt cú mèo!
Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Meo nấm được ấp ủ trong lớp mùn đất, sau loạt mưa đầu mùa, những chiếc nấm tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út bắt đầu vươn mình ra khỏi lớp vỏ và lá tràm bảo vệ nó từ mùa trước. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.
Sau một, hai cơn mưa đầu mùa, những người sống bằng nghề hái nấm đã bắt đầu chuẩn bị thu hoạch nấm tràm. Họ vào rừng, thăm những khu vực để xem nơi nào nấm đã bắt đầu phát triển, độ một tuần sau là có thể đến nơi có nấm để thu hoạch. Thường họ đi cả gia đình, cặm cụi hái cả ngày đến khi đầy giỏ mới ra về.
Rời rừng tràm, mang những bao nấm hái được, họ ghé ngang nhà của cư dân sống gần đó, chia lại vài con gà giò và sẵn mượn luôn nồi, bếp. Gà luộc vừa chín tới, cho một mớ nấm tươi mới hái đã chuẩn bị sẵn vào. Nồi nước luộc gà trở thành món xúp nấm chưa ăn đã thấy thèm. Cả đám xúm vào xé gà chấm muối ớt, nhai quên cả nói năng. Nhưng ngon nhất lại là những chén xúp nấm nóng hổi, những chiếc nấm vừa chín cho vào miệng cảm giác giòn, xốp, càng nhai càng thấy vị đắng nhân nhẩn cứ lan dần. Húp miếng nước xúp ngọt lừ mùi vị của nấm và thịt gà, lúc này vị của nấm mới thấy rõ, đắng nhưng thật thanh. Chính cái vị đắng này mà nhiều người đâm ghiền món nấm tràm. Họ ăn nấm nhưng không uống nước, để sau buổi ăn mới bày thêm bàn trà nhâm nhi như để tận hưởng thêm hương vị có một không hai của nấm tràm.
Ở Phú Quốc, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông, nhà nào tới mùa cũng có. Nhưng nếu chịu khó một tí, kiếm cá rựa hoặc cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm thì mới đúng là tuyệt cú mèo. Khi chuẩn bị ăn, đập vào nồi nước sôi mấy cái hột vịt như người miền Tây hay ăn chè đậu xanh cho trứng vịt, ăn kiểu này cũng là một gu đặc sắc của món nấm tràm.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Bánh Tét Cật

Bánh tét cật PHÚ QUỐC
Tham quan chợ Dương Đông – ngôi chợ lớn nhất của huyệnđảo Phú Quốc – khách ngợp mắt trước đủ loại hàng hóa “nhập” từ đất liền hoặc từ các tàu biển. Nhưng thu hút khách phương xa nhất vẫn là những đòn bánh tét mật cật.
Ở Phú Quốc, người dân gói bánh tét bằng lá mật cật. Bánh dậy mầu xanh ngọc, nhân đậu ăn bùi, béo.
Mật cật là loại cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc đầy trên dãy núi Hàm Ninh. Người ta thường dùng lá mật cật để chằm nón lá. Nhưng ở Phú Quốc, lá chuối đâu phải hiếm nhưng chẳng biết can cớ gì lại dùng loại lá này gói bánh tét? Điểm độc đáo nữa của bánh tét mật cật là không gói thành đòn tròn mà gói thành đòn hình tam giác.
Để có đòn bánh này, trước tiên người ta phơi lá mật cật hơi héo, rửa và lau lá bằng dầu cho mềm thêm. Nếp gói bánh xanh ngọc bích và mùi thơm hấp dẫn. Đậu xanh cà nấu nhừ cùng dây thịt mỡ làm nhân. Gói đòn bánh tét mật cật là việc làm công phu vì mặt lá hẹp. Nhưng buộc dây sao cho đòn bánh không quá chặt hoặc quá lỏng đòi hỏi tay nghề cao.
Buộc chặt quá, có khi bánh sống hoặc khô. Buộc lỏng, bánh nong nước. Không ngon. Đặc biệt, bánh tét mật cật không xào nước cốt dừa nên để được lâu ngày. Đòn bánh lớn 10.000 đồng, đòn nhỏ 5.000 đồng.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Nước Mắm

Nhà máy nước mắm PHÚ QUỐC
Nước mắm Phú Quốc là loại nước mắm được sản xuất tạiPhú Quốc, nó là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắmPhú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơmPhú Quốc, có truyền thống trên 200 năm
Nước mắm Phú Quốc đã được công nhận tên gọi xuất xứ “nước mắm Phú Quốc” tại châu Âu.
Nước mắm được sản xuất trong những thùng gỗ lớn, nó đóng vai trò như là một thùng lên men trong ngành sản xuất rượu bia nhưng thời gian lên men dài hơn, có khi đến 1 năm. Trước kia thùng đựng nước mắm thường làm bằng cây bời lời vì cây này mềm nên khi niền không có chỗ hở, hiện nay loại cây này khó kiếm nên người ta dùng vên vên và chai. Thùng được niền bằng song mây có nhiều ở núi Ông Tám và Bắc Đảo.
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắmPhú Quốc chỉ sử dụng duy nhất loại cá cơm làm nguyên liệu. Cá cơm có nhiều loại: Sọc Tiêu, Phấn Chì, Cơm Đỏ, Cơm Lép, Sọc Phấn, Cơm Than. Loại cá cơm cho nước mắm ngon nhất là Sọc Tiêu và Cơm Than. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bịnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Cồi Sò Điệp Nướng Chao

Sò Điệp nướng chao
- Nguyên liệu
300gr cồi sò điệp, 1 thìa súp chao, 1 thìa súp tỏi, hành băm, 2 thìa cà-phê ớt xay, 50gr rau xà lách, 1 thìa súp dầu ăn. 2 thìa cà-phê đường, 2 thìa cà-phê bột nêm.
- Thực hiện
Rửa sạch cồi sò điệp, để ráo. Cho chao vào bát lớn, đánh thật nhuyễn. Ướp cồi sò điệp với chao. Tỏi, hành băm, tương ớt, ớt xay, dầu ăn, bột nêm, đường, để 15 phút cho ngấm đều gia vị.
Rửa rau xà lách để ráo nước, thái sợi nhỏ. Quạt than thật hồng, xếp cồi sò điệp lên vỉ, nướng vừa chín vàng. Lưu ý: Món này vừa nướng vừa ăn sẽ ngon hơn. Khi nướng, nhớ trở cồi sò thật nhanh tay để không bị khô.
- Thưởng thức: Món cồi sò điệp nướng có thể chấm chao pha chanh, đường, tỏi, ớt, dùng kèm rau xà lách.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Chả Giò Hải Sản Trái Cây

Chả giò PHÚ QUỐC
Nguyên liệu
Tôm, mực, thịt cua (mỗi thứ 50g). Xoài cát chín, trái bơ, dứa (mỗi thứ 1 trái nhỏ). Nấm mèo, hành tím, bột nêm, tiêu, bánh, xốt mayonnaise, tương ớt, tương cà.
Cách làm
Tôm, mực, thịt cua thái nhỏ. Xoài cát, bơ, và dứa thái hạt lựu. Mộc nhĩ ngâm nở, thái nhỏ. Cho tôm, cua, mực và các loại trái cây, nấm mèo vào tô, nêm bột nêm, tiêu, trộn đều rồi cuộn với bánh tráng. Chiên vàng, vớt ra để trên giấy thấm dầu. Trộn đều xốt mayonnaise, tương ớt và tương cà thành nước sốt.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Cơm Chiên Ghẹ

Cơm chiên ghẹ
Nguyên liệu
500g gạo thơm. Ghẹ tươi: 2 con. Trứng gà: 2 quải. Tỏi băm, muối, hạt nêm, tiêu, đường, dầu ăn, hành lá.
Cách làm
Cơm nấu vừa chín tới, bới ra, để nguội. Ghẹ luộc vừa chín, bóc vỏ gỡ lấy thịt, xào qua với tỏi, nước mắm, bột nêm, gia vị. Trứng đánh đều, chiên vàng, thái hột lựu. Phi thơm tỏi, cho cơm vào chiên đều. Cho thịt ghẹ, trứng vào đảo đều. Nêm gia vị vừa ăn. Cắt hành ngò rắc lên trên, dùng nóng với dưa chua và nước mắm ớt (hoặc nước tương).

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Tôm Kho Nấm Rơm

Tôm kho nấm rơm
Nguyên liệu
Tôm sú: 500g, nấm rơm: 100g, rau cải, cà rốt, ớt sừng, bột ngọt, nước mắm, đường, tiêu, tỏi. Nồi đất nung.
Cách làm
Tôm sú chọn con lớn, rửa sạch, cắt râu và đuôi. Lột vỏ, xẻ lưng, để ráo. Rau cải rửa sạch cắt khúc, cà rốt tỉa hoa, ớt sừng thái miếng. Xếp cà rốt, rau cải xuống dưới nồi đất, cho tôm xếp lớp xung quanh, cho nấm rơm vào giữa. Nêm nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu, tỏi, ớt vừa ăn. Đậy kín nắp, kho trong khoảng 15 – 20 phút. Dùng với cơm nóng, ăn kèm với rau sống.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Súp Mực

Súp mực
Súp mực là món khai vị cho buổi tiệc ở vùng đất Phú Quốc này, trước khi thực khách bắt đầu thưởng thức các món tiếp theo. Súp mực mang hương vị đặc trưng của vùng này. Là một món ăn dân giả nhưng đậm đà hương vị của biển.
Nguyên liệu
500g mực ống. Nước dùng: 1 lít. Hành tây, rau cần, ớt sừng, tiêu, muối, đường, bột bắp, gừng tươi.
Cách làm
Mực rửa sạch, để ráo nước. Đun sôi nước dùng. Cho mực vào luộc sơ độ 3 phút, vớt ra xả nước nguội. Cắt khoanh tròn hoặc bằng 2 đốt ngón tay. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái sợi, ớt sừng thái miếng. Hòa bột bắp với nước.
Đun sôi nước dùng, cho hành tây vào, sôi 3 phút cho cần, muối, đường, mực ống cắt khoanh vào, sôi lại cho bột bắp vào khuấy đều nhấc lên nhấc xuống. Rắc tiêu, ngò lên trên. Dùng nóng khai vị.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Bánh Canh Ghẹ

Tô bánh canh ghẹ hấp dẫn
Mới nhìn tô bánh canh ghẹ và chả, đã thấy hấp dẫn. Chen đầy mặt tô là thịt ghẹ, chả cá thu và vài cọng ngò như thêm hoa, thêm nhụy. Tô bánh ngon nhờ miếng thịt ghẹ nào cũng béo ngọt; miếng chả cá thu mằn mặn, vừa dẻo vừa dai; cọng bánh canh trắng trong hấp dẫn; lại bắt gặp vị cay của tiêu cùng làn gió biển vuốt ve làm tăng thêm vị ngon của phong cảnh hữu tình.
Nồi nước lèo được nấu bằng tôm khô, xương ống heo. Và đặc biệt có đầu cá thu tham gia vào, nên nước lèo thêm thơm và ngọt thanh hơn. Chả cũng được làm bằng thịt cá thu tươi nạo ra, cùng hỗn hợp gia vị: tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, một chút nước mắm ngon trộn đều; rồi cho vào cối quết nhuyễn. Nhờ gần biển, nên thịt ghẹ và cá thu còn tươi rói.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Bánh Xèo

Bánh Xèo vàng ươm và giòn
Món này cũng rất được người dân nơi đây ưa chuông. Tuy nhiên, bánh xèo ở Phú Quốc lại mang hương vị khá đặc biệt. Miếng bánh dai và thơm vàng ượm trông rất hấp dẫn. Đây cũng là món ăn mang hương vị đặc trưng của miền tây.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Cá Mú Nướng Mọi

Dĩa Cá Mú Nướng hấp dẫn
Cá mú chắc thịt và rất thơm. Đây cũng là một đặc sản của miền Nam. Khía vài nhát vào mình cá rồi đem chiên trên bếp than hoa, gắp miếng cá dai dai, săn chắc, thơm vị biển và phảng phất mùi khói…Và đây cũng là món ăn chính trong bữa ăn

Ẩm Thực Phú Quốc: Canh Chua Cá Nóc

Canh chua cá nóc
Khi nhắc tới món canh chua nam bộ, thì làm ta nghĩ đến món canh chua cá nóc. Tuy loài cá này khi nghe qua có thể làm cho người ta sợ nhưng khi đã thành món ăn thì vô cùng hấp dẫn. Món này phải nấu ăn tại chỗ mới ngon và đảm bảo. Tuy nhiên, có vẻ như món ăn này lại được người dân Nam Bộ “ưu ái” hơn so với các vùng khác.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Cá Xanh Xương Nướng

Cá nướng bình dị thơm nức
Cá xanh xương dài như cá hố nhưng mình tròn, hường sống ở các ghềnh, bãi biển. Đặc biệt da cá cũng như xương cá có màu xanh lấp lánh nên bà con còn gọi cá xanh xương. Cá xanh xương làm được nhiều món ăn như kho lạt, nấu canh chua, ướp bẹ chuối nướng… nhưng thích nhất là món cá xanh xương nướng chấm với muối tiêu chanh.Đây là món ăn rất dân giả ở Phú Quốc.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Bào Ngư Nướng

Bào ngư nướng thơm lừng
Bào nướng là món ăn khá đắc tiền ở Phú Quốc, tuy vậy nhưng ai đã đến thì đừng quên thưởng thức món này vì nó không những ngon mà còn rất bổ dưỡng. Những con bào ngư được đem lên từ đáy biển sâu và qua một số công đoạn chế biến mới trở thành món trông vô cùng hấp dẫn và cho thực khách thưởng thức.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Còi Sò Nướng

Còi sò nướng
Còi được chế biến thành nhiều món nướng, xào, lẩu… Nhưng ngon nhất là món nướng, giữ được độ dai, giòn và có vị thơm. Tại các nhà hàng, món nướng này được chế biến từ ba cách ướp khác nhau: Ướp chao, sa-tế, muối ớt. Thực khách sành ăn, thường gọi còi ướp chao nướng. Còi được cắt thành những khoanh tròn, ngắn ướp với chao đánh nhuyễn cho thấm rồi mới xỏ vào que. Phải nướng trên lửa than liu riu, còi mới thấm và chín giòn. Để món ăn đậm đà hơn, thực khách có thể rưới nước chao ướp lên còi ngay trên vỉ nướng, chao sẽ thấm nhiều vào còi cho vị thơm và vừa ăn hơn. Khi còi ngả sang màu vàng thay cho màu sữa lúc còn sống là ăn được. Nếu nướng quá lâu, còi bị khô và cứng chứ không còn giòn dai nữa.
Món còi nướng được kết hợp cuốn bánh tráng, rau và bún. Để thưởng thức hết vị ngon của nó, thực khách chỉ nên chấm chao và ăn cùng với rau húng, diếp cá, xà lách, chuối chát, dưa leo và khóm… Đưa cay với món này phải là rượu mỏ quạ hoặc rượu sim rừng được chế biến trên đảo. Thực khách cũng có thể ăn còi nướng uống bia ngay bên bờ biển. Nhiều người cho rằng, ăn còi biên mai mà không thấy biển thì mất ngon ba phần…

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Lẩu Cá Bóp Nấu Xoài

Món lẩu quá hấp dẫn
Loại lẩu này thường ăn kèm với bún và các loại rau nhúng,rau thơm ….Khi thưởng thức thực khách sẻ cảm nhận được hương vị quê hương của vùng biển bạc Phú Quốc. Một món ăn mang đậm chất nam bộ. Khi đến đây du khách có thể thưởng thức món này ở các nhà hàng cũng như ở những quán ven biến cũng được.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Nhum

Món Nhum ăn sống với mù tạc
Họ hàng với trai, sò… nhum có nhiều loại: nhum mỡ, nhum ta… Khi nhỏ, nhum tựa trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, nhum có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10cm. Con nhum lớn hết cỡ có thể bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay. Người miền Trung chế biến nhiều món ăn như nhum kho, chưng hột vịt để ăn cơm, cháo nhum hải sản (hàu, sò, nghêu) ngọt như cháo trứng gà.
Chả nhum-một món ngon khó quên. Cho thịt nhum tươi vào cái tô lớn, thêm một ít gia vị như tiêu, hành, nước mắm rồi đánh nhuyễn, sau đó đổ vào chảo dầu chiên. Khi miếng chả vàng ruộm, bốc mùi thơm, vớt ra, để ráo. Dùng với bánh đa (bánh tráng dày nhiều mè), rau sống, chuối chát xắt mỏng, sẽ cho một bữa ngon nhớ đời. Tuy nhiên, ngon nhất là làm mắm.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Hải Sâm - Đặc Sản Biển

Món ăn từ Hải Sâm
Ở vùng biển Phú quốc có nhiều Hải Sâm mà nhân dân gọi là “Đồn Đột” hoặc “Đột ngậu”,Hải Sâm là món hải sản được ưa thích vì có độ dinh dưỡng cao, một loại thực phẩm cao cấp. Thường những ngư dân chài lưới đánh bắt được loài Đột trắng, đây là loài thường sống ở các bãi biển, nước sâu từ ba đến bốn sải tay. Săn bắt con Đồn đột, gọi là “lặn đột” có đặc điểm riêng.
“Lặn đột” thường phải lặn đêm , có đèn. Độ sâu khoảng 15,20 “sải”.Công việc này hơi mất thời gian bởi sau khi bắt Đồn đột lên, người thợ phải sấy khô rồi mới bán cho vựa,giá gốc khoảng 120.000, 130.000 đ/kg. Nếu may mắn “trúng”, thợ đêm có thể bắt được khoảng 7 ,8 kg. Bà con ngư dân thường săn bắt khi biển êm, trái lại loài Đột trắng vùi mình dưới cát khi biển động. Loài Đột đen có hình dạng tương tự như Đột trắng, khi phơi khô to bằng trái chuối cau, màu đen sậm, phần trong cũng có màu đen. Loài Đột đen có giá trị cao hơn Đột trắng.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Hồ Tiêu

Hồ tiêu Phú Quốc
Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín riêng phân ra thành 3 loại: tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.
Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng không nơi nào sánh kịp. Người dân Phú Quốc bảo tồn nghề trồng tiêu không những vì mục đích kinh tế mà còn có giá trị lớn về văn hóa, du lịch. Tiêu là một đặc sản địa phương và là món quà độc đáo với khách du lịch gần xa. Các vườn tiêu luôn được đưa vào danh mục điểm đến trong các tuor du lịch Phú Quốc. Quý khách đặt chân tới vườn tiêu vào thời điểm thu hoạch, quý khách sẽ trầm trồ khi ngắm nhìn tiêu chín đỏ trên cây, thưởng thức mùi thơm cay nồng và học hỏi kinh nghiệm từ chính những nông dân đã gắn bó với vườn tiêu nhiều thế hệ.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Gỏi Cá Nhồng

Gỏi cá nhồng thơm ngon
Hầu hết các vùng biển của Việt Nam đều có cá Nhồng. Cá thon, vẩy mịn, dọc theo lưng có những chấm đen, con nhỏ độ 700 – 800g, lớn cỡ 8 – 9kg. Cá Nhồng ở Phú Quốc được đánh giá ngon hơn những nơi khác do điều kiện môi trường biển tại đây nên cá lớn, thịt ngọt đậm, người lớn và trẻ nhỏ ăn rất tốt.
Chả cá Nhồng chiên hay hấp đều có nét hấp dẫn riêng. Để lai rai thì chấm muối ớt có thêm tiêu rang giã sơ, cắn trúng hạt tiêu rang bể đôi vừa thơm và cay tê lưỡi mới đã. Còn muối ăn với bánh tráng thì cuốn chả và rau chấm nước mắm chua ngọt.
Ở Phú Quốc còn có món gỏi cá Nhồng, đây mới thực sự là độc chiêu của con cá Nhồng. Cá phải thật tươi, lọc lấy phi lê, cắt mỏng, rải hành phi và củ hành tây cắt khoanh lên mặt. Nhưng linh hồn của gỏi cá ở nước chấm. Nước chấm là một hỗn hợp gồm tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhỏ pha với chanh, nước mắm nhỉ và nêm chút đường cho dịu lại. Sau khi pha, nước chấm phải có màu hỗ phách mới đúng mức. Vắt chanh vào cá cho tái mặt rồi cuốn cá với bánh tráng, rau sống. Vị của nước chấm này khác hẳn nước chấm cũng làm bằng đậu phộng xay mịn để chấm gỏi cá của miền Trung. Cá dai, ngọt ăn với bánh tráng, rau thơm và nước chấm thật tuyệt vời.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Cá Trích Tái Chanh

Gỏi cá trích
Món cá trích tái chanh được xem là đặc sản của đảo Phú Quốc bởi thịt ngon, ngọt và thơm. Lườn cá vắt chanh, cuốn bánh tráng, rau sống chấm nước mắm cốt rất nghiền.
Làm gỏi cá trích đơn giản, tuy nhiên nguyên liệu đi kèm phải đúng mới “nâng” được vị ngon hấp dẫn. Chọn loại cá trích vừa (khoảng 60 con/ kg), nếu nhỏ quá sẽ nhiều xương, mổ bỏ bụng – đầu – xương, chỉ lấy philê hai phần thân, rửa sạch, nặn chanh vào, sau đó xếp ra đĩa. Dùng một ít hành tím bào mỏng và tỏi phi bỏ lên cho thơm.
Rau ăn với cá trích tái chanh phải là loại rau rừng gồm quế vị, đọt cốc, lá bứa, đọt xoài, lá đinh lăng, rau nhái,… và khế chua. Ngoài ra, còn kèm theo dừa bào – chọn loại dừa vừa già tới để có độ dẻo và đậu phộng rang giã nhỏ.
Bánh tráng để cuốn nên chọn loại không quá dai cũng không quá cứng, cắt miếng nhỏ. Đặc biệt, loại bánh tráng này không nhúng vào nước mà dùng dầu dừa bôi sẵn, khi ăn chỉ việc dỡ từng miếng và cuốn.
Khi ăn, gắp miếng cá trích đã tái chanh lên mặt bánh tráng, kèm rau rừng, dừa bào đậu phộng, cuốn lại, chấm với nước mắm chua ngọt. Muốn có nước mắm ngon phải dùng loại nước mắm Phú Quốc có độ đạm cao, thêm đường, ớt, tỏi, chanh. Người lần đầu ăn món cá trích tái chanh hơi ngại, nhưng khi đã thưởng thức rồi sẽ nghiền bởi hương vị rất độc đáo.
Ăn cá trích tái chanh phải “nhắm” với rượu sim Phú Quốc mới đúng điệu.

Ẩm Thực PHÚ QUỐC: Tiết Canh Cua

Tiết canh cua
Nghe tên lạ quá phải không . Ừ lạ thiệt . Nhưng nó là món đặc sản của người dân miền biển . Tiết canh cua ra đời từ đâu ? Ai là đầu bếp đầu tiên chế biến nên món ăn có hương vị rất riêng của miền đất cuối trời này ? Có lão ngư miệt biển kể lại rằng : Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh. Sau này, có người khéo chế biến thành món ăn trong hành trình tìm món lạ đã nhớ đến chất dịch này trong cơ thể cua, và món tiết canh cua ra đời từ đó. Đúng hay sai ? Ta không quan tâm, mà chỉ biết trên thực đơn miền cuối đất đã có món tiết canh cua cùng với hành trình mở đất trên xứ này.
Cua dùng làm tiết canh nhất thiết phải là cua biển, và nên lựa những con có gạch thì đĩa tiết canh cua mới ngon ngọt và đầy đủ chất bổ khi ăn.
Để có đủ tiết làm được một đĩa tiết canh cua loại thường, người ta phải cần từ ba đến bốn con cua loại lớn, mỗi con chừng bảy tám trăm gam đến một ký. Nhưng chưa hết, vì tiết cua không thể hãm được như tiết canh vịt, tiết canh heo nên người ta phải chuẩn bị trước phần nguyên liệu từ một con cua khác. Cua được luộc sơ, khi luộc cho vào một chút rượu đế… để cho thơm thịt cua. Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội, rồi trộn với gia vị cho đậm đà; trộn thêm ít ngò gai, tía tô, rau húng xắt nhuyễn và phải có một ít lá quế để giảm bớt vị nồng của cua.
Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết cua. Cua còn sống, rửa thật sạch, sau đó dùng dây buộc thật chặt bốn chiếc ngoe lại thành một chụm. Dùng kéo bén cắt thật ngọt một lượt. Tiết cua màu trắng từ những chiếc chân còn ngo ngoe chảy thẳng xuống đĩa thịt cua đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau cứ ri rỉ cho đến hết. Xong phần chân bên này lại cắt tiếp phần chân bên kia. Ở những con cua có gạch thì ta lấy phần gạch có ở mu cua cho vào đĩa tiếp theo sau phần lấy tiết cua. Phần tiết cua luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông, phần nước nổi lên mặt, phải khéo léo dùng muỗng hớt ra cho thật khô, rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng rang giã nhỏ.
Tiết cua đông lại trông như rau câu. Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển. Tiết canh cua cũng được ăn chung với bánh tráng như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài mùi tàu, không thể thiếu rau dấp cá và có khi cũng ăn chung với khế chua, chuối chát cũng rất hợp và ngon. Và nhất là, không thể không nhắc đến món tiết canh cua trên mỗi bàn nhậu của cư dân miệt biển sành ăn .
Nguồn : Sưu tầm

Làng Chài HÀM NINH

Làng chài Hàm Ninh nằm trên bờ biển phía Ðông đảo, sau lưng là núi rừng, trước mặt là biển cả mênh mông. Dân cư tập trung ven bờ rạch Hàm.
Ðến Hàm Ninh như người hoài cổ trở lại làng xưa. Cuộc sống ở đây gần như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ với nhà tranh vách tre tạm bợ. Nghề chính vẫn là nghề lặn ngọc trai, bắt hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ.
Ngày xưa, ngư dân đến đây đánh bắt hải sản rồi lập làng. Khi cửa biển Dương Ðông vang tiếng sóng thì Hàm Ninh là bến đậu ghe yên tĩnh và an toàn. Các ghe buồm, ghe bầu từ đất liền đến cập bến ở đây lên hàng hóa rồi chở hải sản đi.
Biển Hàm Ninh ra xa vài trăm thước mà vẫn còn cạn. Khi nước ròng, bãi cát mênh mông chạy tít ra xa, lúc nước lên, tràn ngập bãi, vào tận mé rừng.
Ðứng trên bãi Hàm Ninh, các hòn thuộc quần đảo Hải Tặc (của Hà Tiên) ló dạng xa xa. Chệch về Ðông Nam, hòn Nghệ mờ mờ trên làn nước biếc. Phía Nam là mũi ông Ðội – mũi đất cuối cùng của đảo.
Thăm Hàm Ninh vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới hưởng hết vẻ đẹp của biển này. Tại đây du khách sẽ được thưởng thức cảnh nhật nguyệt trôi bồng bềnh trên mặt biển.
Ðến đây mà chưa thưởng thức ghẹ luộc thì coi như chưa trọn vẹn. Ghẹ là đặc sản vùng này, gần như lúc nào cũng có. Những con ghẹ vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc nịt, chấm muối tiêu chanh thì ngọt biết chừng nào!
Rời Hàm Ninh, du khách cũng đừng quên mang về vài mươi con ghẹ để tối đến cùng bạn bè nhấm nháp.

Đền Thờ Anh Hùng NGUYỄN TRUNG TRỰC

Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).
Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.
Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.
Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.
Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.
Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.
Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.
Để tỏ lòng biết ơn Ông, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Long An, Đền Thờ anh hùng Nguyễn TRung Trực tại Rạch Giá và đền thờ anh hùng Nguyễn Trung trực tại Gành Dầu Phú Quốc.

Suối Đá Ngọn PHÚ QUỐC

Suối Đá Ngọn nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, gần hồ nước Dương Đông với 7 thác nước tuyệt đẹp chưa được nhiều du khách biết đến. Một phần vì địa lý hiểm trở, một phần do không khuyến khích phát triển du lịch, Suối Đá Ngọn hùng vĩ và đẹp đến mê hồn vẫn là một bí mật cho những du khách thích khám phá và ưa mạo hiểm.
Đối với Suối Tranh, Suối Đá Bàn du khách phải tham quan vào mùa mưa thì mới có nước, nhưng Suối Đá Ngọn thác vẫn đổ ào ào quanh năm. Tham quan Suối Đá Ngọn du khách thường chọn mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) vì nếu tham quan vào mùa mưa nước rất nhiều, đá suối trơn trợt.
Muốn vào đến Suối Đá Ngọn, du khách phải đi xuồng máy qua hồ nước trong vắt với những đàn cá tung tăng bơi lội (hồ Dương Đông), mỗi chuyến chỉ chở được khoảng 8 khách. Qua bờ bên kia, du khách bắt đầu hành trình chinh phục 7 thác nước hùng vĩ. Phải dẻo dai lắm, can đảm lắm mới lên đến đầu nguồn nước. Không ít du khách khi ra về vẫn tiếc nuối vì không đủ sức chinh phục cả 7 ngọn thác để tận mắt nhìn thấy nguồn nước mênh mông hùng vĩ thể nào
Dáng vẻ oai hùng của suối Đá Ngon Phú Quốc không khác gì thác Dray Sap và Dray Nu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuộc, Suối Đá Ngọn như một hồ nước Jacuzzi vô tận Thượng đế ban cho những du khách can đảm. Tuy nhiên dòng chảy Suối Đá Ngọn cũng không kém phần dịu dàng, uốn lượn như sơn nữ với mái tóc xõa dài quyến rũ. Nơi đây du khách còn có thể khám phá thảm thực vật vô cùng phong phú của rừng nguyên sinh Phú Quốc với những loài lan mọc rải rác, những loại gỗ quí. Thỉnh thoảng du khách có thể gặp những hoa sim tím tô điểm cho rừng núi thêm sinh động.
Suối Đá Ngọn đang ẩn mình chờ đón du khách đến chinh phục và khám phá.

Suối Tranh PHÚ QUỐC

Từ thị trấn Dương Đông, theo tuyến đường Dương Đông – Hàm Ninh khoảng 10 km là đến được Suối Tranh. Ở đây có phong cảnh thiên nhiên đẹp với hoa cỏ, núi rừng, biển và suối, là địa điểm tổ chức cắm trại, dã ngoại thú vị. Đến đây, du khách có thể dựng lều bên bờ suối để nghỉ ngơi và tham gia nhiều hoạt động dã ngoại đặc sắc.
Suối Tranh bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh, do các khe nước nhỏ hợp thành, róc rách chảy trên núi, len lỏi qua biết bao rừng cây, gộp đá, thác ghềnh, với chiều dài khoảng 15 km. Con suối chảy hiền hoà bên những phiến đá nối tiếp nhau chạy dài xa tít. Có đoạn suối chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác nhỏ với làn nước mềm mại, trắng xoá… Có một lối mòn dọc theo bờ suối, đủ để hai người nắm tay nhau đi dưới tán rừng xanh mát. Những bậc tam cấp trên lối đi vừa với mỗi bước chân nên du khách không có cảm giác mệt dù đang lên núi. Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp (có lẽ vì thế mà người ta gọi là suối Tranh).
Suối Tranh được bao bọc bởi cây cối xanh tươi, hoa thơm cỏ lạ. Những chòm cây hình thù khẳng khiu rắn rỏi, thân cây ngả màu xanh xám, mọc chen vào đá, những nhánh phong lan bám vào thân cây, nơi năm ba nhánh nơi một vài chòm, hoa vàng, hoa trắng….trông như những hột cúc áo khâu thành chuỗi, dày thưa đậm nhạt treo lơ lửng giữa không trung. Gần suối Tranh còn có nhiều hang động huyền hoặc, kỳ bí như hang Dơi nằm trên núi cao chừng 200 m, sâu đến 50 m, có nhiều thạch nhũ đẹp, lạ mắt.
Đến với Suối Tranh, du khách có thể tắm suối, hay tắm biển thoả thích. Hoặc cũng có thể tựa mình trên những phiến đá rêu phong, lắng tay nghe tiếng suối chảy, chim ca trong một không gian thật bình lặng, chợt nhớ đến lời ca Trong bài “Trăng mờ bên suối” của Lê Mộng Nguyên khá nổi tiếng: “Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối, Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu….” thật cảm thấy nao lòng.
Năm 2008, người dân địa phương đã từng bắt được một con cá ở suối này giống với cá lóc đồng, trọng lượng gần 10 kg. Trên đầu con cá này có ba vết chấm, giống hệt những vết chấm huệ in trên đầu của các nhà sư. Lưng con cá uốn cong khiến cho cái đuôi lúc nào cũng nổi phều trên mặt nước. Hiện con cá do Ban quản lý ở khu du lịch Suối Tranh quản lý. Cá đang được nuôi trong một bể xi măng, để phục vụ cho khách du lịch đến tham quan. Một du khách nước ngoài đã đến ngã giá khoảng 1.000 đô la Mỹ, nhưng khu du lịch quyết định không bán, giữ lại làm cá cảnh. Người quản lý con cá lóc cho biết: “Mấy chục năm nay trên đảo nước mặn Phú Quốc này mới bắt được con cá lóc nước ngọt lớn và kỳ lạ đến vậy”.

Nhà Tù PHÚ QUỐC hay Nhà Lao CÂY DỪA

Di tích lịch sử nhà lao Cây Dừa, tức nhà tù Phú Quốc, tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
Nhà lao này được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên mới có tên gọi như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà lao Cây Dừa được mở rộng trở thành trại giam lớn nhất đương thời với tên gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.
Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.
Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Lịch Sử nhà lao
Thời Pháp, nhà lao được gọi là Căn cứ Cây Dừa, có diện tích khoảng 40 ha, bao gồm bốn khu A, B, C, D, dùng để giam giữ những người chống Pháp. Căn cứ Cây Dừa hính thức hoạt động vào tháng 06-1953 đến tháng 07-1954 thì ngưng hoạt động (khi tù binh hai bên được trao trả).
- Năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho sửa sang “Căn Cây Dừa” cũ lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa” để giam giữ tù binh cộng sản. Năm 1967, lại cho xây dựng trại giam Tù Binh Cộng Sản Việt Nam. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam. Giam giữ gần 40.000 tù binh, trong đó có 4.000 người đã hy sinh tại đây.
- Năm 1972, Trại giam có tất cả là 12 khu được đánh số từ khu 1 đến khu 12, mỗi khu lại được chia thành nhiều phân khu, thường có khoảng 4 phân khu trong 1 khu. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân. Một phân khu chứa được 950 tù nhân. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sỹ quan tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Bao quanh mỗi khu nhà lao là tầng tầng lớp lớp hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken dày, mắc dày đặc bóng đèn điện. Bên cạnh bộ máy cai ngục, lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm. Ngoài biển có lúc một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài…
- Cuối năm 1972, xây thêm khu 13, 14. Đến đầu năm 1973 thì Hiệp định Paris ký kết. Trại giam không còn hoạt động nữa. Ngày nay nhà giam gần như hoang phế, chỉ còn lại đồng cỏ tranh mênh mông với vài trụ xi măng xiu vẹo và nền gạch loang lỗ, xa xa vài căn nhà mới mọc lên. Năm 1996, Nhà lao Cây Dừa được công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia và đang được trùng tu tái tạo để đón tiếp du khách.
- Ngày 17-04-2009, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch quyết định đầu tư hơn 19 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích nhà lao Cây Dừa nhằm mở rộng việc trưng bày hiện vật, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử… của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Phú Quốc. Theo đó, từ nay đến hết năm 2009 sẽ tôn tạo và hoàn thành, đưa vào phục vụ các hạng mục: khu B2, cổng tiểu đoàn 7 quân cảnh, nhà và cổng Ban chỉ huy trại giam… Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch Kiên Giang làm chủ đầu tư tôn tạo, trùng tu di tích lịch sử này
Địa ngục trần gian
• “đóng kim”: dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.
• Chuồng cọp Catso: Chuồng cọp này được làm bằng sắt, bốn phía hình dáng kiểu contenơ loại nhỏ, có chiều rộng 1,87 m, dài 2,58 m, cao 2,07 m. Loại chuồng cọp này thiết kế để đàn áp tù nhân. Người tù bị giam vào đây, cửa khoá kín không còn ánh sáng, đêm lạnh ngày nóng. Bị giam lâu ngày ở đây, khi thả ra tù nhân sẽ không còn thấy đường, sức khoẻ và tinh thần giảm sút nghiêm trọng.
• Chuồng cọp kẽm gai: Đây là một trong các chuồng cọp được làm toàn bằng dây kẽm gai. Chuồng cọp này để ngoài trời, phân khu nào cũng có hai ba cái. Có hai loại: loại nhốt 1 người và loại nhốt 3 – 5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng. Có loại tù nằm dưới đất cát, có loại tù nằm trên dây kẽm gai. Có loại chỉ ngồi chứ không nằm hay đứng được. Có loại chỉ ngồi lom khom. Có loại chỉ đứng lom khom chứ không đứng thẳng hay ngồi xuống được, muốn ngồi phải ngồi trên kẽm gai. Tù nhân khi bị nhốt vào đây không được mặc quần áo dài, chỉ cho mặc quần cụt để phơi nắng phơi sương, hoặc phơi mưa suốt ngày đêm, mặc cho muỗi đốt. Tù nhân chỉ được ăn một phần cơm rất ít với muối hoặc ăn lạc chớ không có thức ăn. Mỗi ngày được 1 hoặc 2 ca nước uống. Tiêu tiểu tại chỗ, không được cho ra ngoài. Những đêm lạnh cóng thì bị dội nước để cho giải khát hay rửa chuồng. Những ngày nóng nực thì bị dội nước muối hay bị đốt lửa bên ngoài để cho cọp nhớ những trận cháy rừng. Bị giam trong chuồng cọp vài ngày là da bị lột, lên da non rồi lại bị cháy và lột tiếp. Có trường hợp tù nhân bị chết do quá nóng hay quá lạnh. Những người bị chết thì lôi xác ra đi vùi đâu đó quanh nhà lao.
• “ăn cơm nhạt”: tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
• “lộn vỉ sắt”: các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm “đường băng sân bay” rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.
• “gõ thùng”: lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.
• “đục răng” và “bẻ răng”: kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gẫy văng ra.
• “roi cá đuối”: giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
• “đóng đinh”: những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.
• lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết.
• dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi.
• dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục.
….
Tổ chức Chữ thập Đỏ đã đến nhà tù Phú Quốc vào những năm 1969, 1972. Các nhà quan sát của tổ chức này đã thấy sự tàn bạo có hệ thống và kéo dài tại nhà tù. Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Tháng 8 năm 1971, một điều tra viên của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa báo cáo về sự đánh đập tù nhân tại Phú Quốc vẫn tiếp diễn. Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng canh gác tại nhà tù được đánh giá chỉ bằng số tù binh trốn trại, không có cố gắng nào trong việc kỷ luật các giám thị xử tệ với tù nhân. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy QLVNCH, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù.
Những cuộc vượt ngục vĩ đại
Theo tư liệu tại di tích, các thế hệ chiến sĩ bị tù đày tại đây đã làm nên kỳ tích: Tổ chức được 42 cuộc vượt ngục. Vượt ngục quả cảm theo đủ mọi cách có thể: bí mật vượt rào; đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai để cướp đường chạy trốn; đào hầm ngầm lấy lối thoát ra… Gần trăm người hy sinh hoặc bị bắt trở lại, hơn 200 người thoát được ra ngoài, tiếp tục hoạt động.
Báo Tuổi Trẻ đã từng làm một phóng sự về một cuộc đào thoát vĩ đại của các tù binh trại A5 tại nhà lao Cây Dừa. Bài viết được đăng trên Tuổi Trẻ ngày 21-08-2006, nhân dịp kỷ niệm 61 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02-09. Dưới đây xin được trích dẫn nguyên văn một phần nội dung bài viết:
Biết rằng chỉ một lần vượt ngục không thành là cầm chắc cái chết trong tay, nhưng các tù binh Phú Quốc vẫn quyết định tổ chức một cuộc đào thoát. Tham gia chiến dịch đào hầm vượt ngục toàn các tử tù. Trong số những người đào hầm vượt ngục tại trại A5 ngày ấy hiện còn sống ở TP.HCM có ông Nguyễn Văn Năng.
Ông Năng kể: “Sau khi tôi về khu A5, anh em tổ chức đào hầm. Khu trại A5 trước đó đã có một lần đào hầm vượt ngục nhưng bị lộ, lần này có 40 người tham gia. Trong đó chia thành từng nhóm bốn người lần lượt đào hầm, nếu chẳng may kế hoạch bị bại lộ thì anh em chỉ mất bốn người đầu tiên. Bốn người đầu tiên được phân công lãnh trách nhiệm là Nguyễn Văn Năng, Trần Xuân Việt, anh Mạnh (đã hi sinh ở đảo) và anh Năm (đang ở Đà Nẵng)”.
Nhật ký của cựu tù Nguyễn Văn Năng ghi rõ: “Bắt đầu từ ngày 25-1-1971, mở miệng hầm ở cuối phòng số 8, ngoài vỉa hè”. Bốn người chịu trách nhiệm mở miệng hầm là Thắng, Thuần, Tuấn và Tư đã chuẩn bị cho miệng hầm rất công phu: dùng cơm trộn với xà phòng, đất sét làm hộc miệng, dùng gỗ vạt nằm làm miệng và nắp hầm. Từ miệng hầm, đào sâu xuống 1,5m. Trước khi bắt tay đào hầm, mọi người đã nghiên cứu kỹ bối cảnh của khu trại A5: bên ngoài có nhiều lớp rào, có quân cảnh đi tuần. Bốn góc khu trại có bốn chòi canh của quân cảnh trực gác. Lớp rào ngoài cùng có quăng kẽm gai bùng nhùng. Ngoài lớp rào bùng nhùng này là trảng cỏ tranh rộng 100m, sau khoảng cỏ tranh đó là bìa rừng. Rừng Phú Quốc có cây to, chủ yếu là kiền kiền, bằng lăng. Cuộc đào thoát với sự tính toán rất công phu. Anh em đào hầm chia ra thành nhiều tổ: tổ cảnh giác, tổ giấu đất, tổ đào. Các tổ làm việc cật lực trong điều kiện bí mật tuyệt đối. Tổ giấu đất có nhiệm vụ nặng nề, phải giấu cho được khối lượng đất đưa lên từ 30m đoạn đường hầm ban đầu. Chiều sâu ban đầu là 1,5m, nhưng độ sâu này chỉ đào đến 30m. Sau đó đào cạn hơn. Đào hầm có nhiều kỹ thuật, ông Nguyễn Hữu Minh nhớ lại: “Đầu tiên chúng tôi ngắm hướng đào theo hàng rào cho thẳng, sau đó phải kiếm cây gỗ làm một cái thang rộng bằng đường kính lòng hầm, đào tới đâu kéo theo cái thang tới đó. Dụng cụ đào hầm chỉ là những đồ dùng sinh hoạt do tù binh tự làm như muỗng, ca, ấm, cà mèn… Đoạn đường hầm dài 120m, anh em tù ở phân khu A5 đào suốt năm tháng”.
Ngày 5-5-1971, đường hầm đã gần xong, chi bộ của khu trại A5 họp xem xét ai nằm trong danh sách vượt ngục, hàng trăm người xung phong, nhưng cuối cùng gút lại 28 người. Đến ngày 11-5-1971, một ngày trước khi vượt ngục, danh sách gút lại là 27 người. Đúng 9 giờ đêm 12-5-1971, 27 người tù lặng lẽ xuống hầm. “Lúc đó, cả đoàn trườn đi như rắn, như những chiến sĩ đặc công trong giờ xung trận. Tổ đi đầu phải chuẩn bị cây chống hàng rào, cây móc để treo hàng rào, các cọng thép để chốt các loại mìn, trái sáng, lựu đạn địch gài ở mỗi lớp rào mà ta chạm phải”, ông Năng kể.
“Ra đến trảng cỏ tranh, ngước lên thấy trời đêm đen đặc, gió thổi mát, cảm giác trong người lại như bị ngộp, một phần vì quá mừng, nghẹt thở, khớp cả hai chân không đi được. Cả đoàn dừng tại trảng cỏ tranh 5 phút rồi mới cắt đường chạy vào bìa rừng”, ông Năng nhớ lại giây phút được tự do. Luồn rừng ròng rã ba ngày thì gặp được du kích Dương Tơ. Đến tháng 6-1972 họ mới được đưa về đất liền tiếp tục chiến đấu. Mãi sau này họ mới biết do địch không phát hiện được đường hầm ngay, nên tối hôm sau (13-5-1971) một số anh em tù ở trại B5 gần đó chui qua “đi ké” 15 người, bị bắn chết hai người, 13 người thoát được.
Những bộ hài cốt liệt sĩ
Tính đến tháng 10-2008, người ta đã tìm được tổng cộng 1.028 bộ hài cốt liệt sĩ tại nhà lao Cây Dừa. Hầu hết đều là liệt sỹ vô danh, không rõ họ tên, tuổi, quê quán, không rõ ngày hy sinh, do quá trình bị địch bắt giam, tù đày tra tấn đến chết ở đâu thì vùi xác tại đó. Theo một số tư liệu lịch sử, hiện nay, dưới lòng đất vùng nhà lao Cây Dừa còn có gần 3.000 bộ hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy. Nơi được xác định nhiều hài cốt liệt sĩ nằm lại là ngọn đồi phía Tây Nam nhà lao. Tại đây, người ta đã cho xây dựng Khu Tưởng niệm hoành tráng, đồ sộ. Mới đây, Đội K92 Kiên Giang phát hiện thêm 268 bộ hài cốt liệt sĩ, nâng tổng số hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Nhà tù Phú Quốc đã được tìm thấy lên 1.336 bộ.

Nhãn

A (1) ai xiem (1) am thuc (43) An Thoi (2) anh dep (7) anh vu (1) ap 4 (1) Au (1) bac dao (2) bai bien (4) Bai Dai (1) Bai Sao (3) bai truong (3) Bai Vong (1) banh canh ghe (1) banh canh hai san (1) banh tet (1) banh xeo (1) bao ngu nuong (1) Bella English (1) bien (9) bien hai (1) Boston.com (1) ca bop (1) ca chinh (1) ca kiem (1) ca map (1) ca mu (1) ca noc (1) ca trich (1) ca vuot (1) ca xanh xuong (1) cafe (1) canh chua (1) carole (1) cat (1) cau gai (2) cau muc dem (1) cau ngang (1) cau sau (1) cay cau (4) cha (1) cha cua (1) cha gio (1) chao (1) chien luoc (1) chieu (1) chon hoang so (1) chuong vich (1) club (1) co (1) Co Chin (1) cocktails (1) coi (1) Coi so nuong (1) com chien (1) com hai san (1) Cua can (1) cua lap (1) Da Bien (1) da ngon (1) dac san (22) dac san bien (1) dan gia (1) dao hoang (1) den tho (1) di cau ca (1) dinh cau (4) doi moi (1) Dong Duong (1) Dong ho (1) du khach (1) du lich (64) duong bao (1) Duong DOng (5) duong to (1) Eiffel (1) ga luoc (1) ganh dau (2) ghe (1) giai tri (5) gio bien (1) giu duoc (1) goi (1) goi ca nhong (1) goi ca trich (1) goi xoai (1) Ha tien (1) hai sam (1) hai san (1) ham ninh (3) hanh trinh (1) he thong (1) hinh-anh-phu-quoc (8) ho chi minh (1) ho tieu (2) hoang hon (5) hoang so (1) hoat dong (5) Hon Doi Moi (1) hon mong tay (1) hu tieu tom (1) hung vuong (1) huong bien (1) jaccuzzi (1) khach san (1) kham pha (1) khat vong (1) khu pho 2 (1) Khu pho 4 (1) khu tuong (1) kinh nghiem (1) ky niem (1) la (1) lan (1) lang chai (1) lau (1) le giang (1) loai chim (1) mac cuu (1) mao hiem (1) mojitos (1) mon an (1) mui duong (1) nam rom (1) nam tram (1) nau xoai (1) net rieng (1) ngam (1) ngoc trai (1) ngon (1) ngu phu (1) nguoi my (1) nguyen trung truc (1) nha hang (13) nha may (1) nhum (1) nuoc mam (2) nuong (1) nuong chao (1) nuong moi (1) oc (1) Opera Sydney (1) phieu luu (1) phu quoc (65) quan (1) quan an (12) que huong (1) quen sau (1) quy hoach (1) rach chiec (1) rach gia (63) reu (1) rung nguyen sinh (1) ruou sim (2) sai gon (1) san bay (1) san ho (1) sao beach (1) sinh thai (1) so diep (1) suoi (1) suoi tien (1) suoi tranh (1) Suoi tre (1) sup muc (1) superdong III (1) tai chanh (1) tan tinh (1) thanh that cao dai (1) thi tran (1) thuy thu doan (1) thuyen danh ca (1) thuyen thung (1) tiet canh cua (1) tieu ngao duong (1) tin-tuc-phu-quoc (9) tom kho (1) trai cay (1) tran dung dao (1) tran hau (1) Trung Duong (1) tuoi song (1) Ut tra da (1) ve (1) viet xua (1) vuon tao (1) vuon tieu (1) xa (1) xom ven bien (1) xuan thanh (1) xup (1) zen (1)